Giải thể doanh nghiệp

Giải thể Doanh Nghiệp là việc Doanh Nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu mà các thương nhân khi kinh doanh đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp Luật. Hiện nay trên thực tế có rất nhiều những thương nhân sau khi đăng ký kinh doanh nhưng vì những lý do khác nhau đã không tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc đang kinh doanh nhưng không tiếp tục kinh doanh nữa không thông báo tạm ngừng hoạt động hoặc không giải thể doanh nghiệp do thủ tục giải thể phức tạp và mất nhiều thời gian.

Việc này để lại những hậu quả rất lớn cho công tác quản lý Doanh nghiệp của Nhà nước cũng như chính các thương nhân. Do vậy các thương nhân khi không tiếp tục hoạt động kinh doanh nữa nên tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp để được đảm bảo các quyền và lợi ích của chính mình.

THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

 Hồ sơ gồm:

1. Quyết định giải thể công ty do Chủ sở hữu ký tên.

2. Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả các thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.

3. Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết (Nêu rõ họ tên người lao động, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, mức trợ cấp, những nghĩa vụ trong hợp đồng lao động, phương thức xử lý, thời hạn xử lý đối đối với từng lao động nếu đã giải quyết xong hoặc không sử dụng lao động cũng phải khai theo quy định).

4. Thông báo về việc thực hiện Quyết định giải thể (phụ lục III-13 Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

5. Bản chính Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư.

6. Ba số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp đăng trên báo điện tử hoặc báo viết.

Ghi chú: Báo đăng xong để nguyên tờ không cắt rời, không photo.

7. Giấy xác nhận của cơ quan Công an về việc hủy con dấu;

8. Giấy xác nhận về việc hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế;

9. Giấy xác nhận về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác với cơ quan nhà nước;

Lưu ý: Doanh nghiệp nộp kèm các văn bản của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Hải quan và Bảo hiểm xã hội Thành phố xác nhận doanh nghiệp không còn nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm các loại.

  • Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, thì kèm theo hồ sơ giải thể doanh nghiệp nộp kèm theo hồ sơ giải thể chi nhánh, VPĐD.

Lưu ý:

– Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.

 – Trong trường hợp, Nhà đầu tư ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác làm thủ tục đầu tư thì khi nộp hồ sơ tại Sở KHĐT phải xuất trình Giấy CMND/hộ chiếu/Chứng thực cá nhân hợp pháp và Văn bản ủy quyền.

– Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.

– Số lượng hồ sơ nộp: 01 bộ hồ sơ gốc.

– Quy cách hồ sơ:

+ Hồ sơ làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng.

+ Đóng thành từng quyển

+ Bìa cứng (không sử dụng bìa còng)

+ Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự các đầu mục hồ sơ đã hướng dẫn như trên)

+ Trên bìa hồ sơ ghi rõ : Tên Công ty/ Dự án, Loại hồ sơ (Cấp mới/Điều chỉnh/Giải thể), thông tin của người nộp (Tên, số điện thoại, địa chỉ)

– Thời gian có thông báo giải thể kế từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: 7 ngày làm việc

Thủ tục thành lập công ty Cổ phần

 Thành lập công ty cổ phần là xu hướng lựa chọn của các công ty trung bình và lớn hiện nay. Ưu điểm của loại hình này là tính minh bạch rõ ràng, linh động trong việc huy động thêm vốn kinh doanh từ nguồn bên ngoài. Không giống như Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 Thành viên muốn tăng vốn thì chỉ tự mình tăng vốn của mình, còn công ty TNHH 2 Thành viên [...]

Read more...

Công ty cổ phần là như thế nào ?

Công ty cổ phần là như thế nào ? Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a.       Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b.      Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; c.        Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ 2 trường [...]

Read more...

Luật dành cho công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu điểm: dễ dàng huy động hoặc rút vốn (thay đổi cổ đông) nhưng các quy định về công ty này cũng khá phức tạp. Nhằm hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động đúng theo quy định của pháp luật chúng tôi xin trích quy định về công ty cổ phần trong Luật doanh nghiệp để quý khách tham khảo. “Điều 77. Công ty cổ phần 1. Công ty cổ phần là [...]

Read more...

Nên thành lập công ty Cổ Phần hay Công ty TNHH?

Trong Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005: Các quy định về Công ty TNHH được đề cập trong Chương III, từ điều 38 đến điều 76; Các quy định về Công ty Cổ phần được đề cập trong Chương IV, từ điều 77 đến điều 129. Để có thông tin chi tiết bạn có thể xem những thông tin này trong luật được đính kèm. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Là doanh nghiệp, trong đó các [...]

Read more...

CÔNG TY CỔ PHẦN LÀ GÌ ?

Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Nguyên tắc cơ cấu Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại [...]

Read more...

Tìm hiểu về Cổ Phiếu

Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. Khái niệm Lịch sử ra đời Cổ phiếu gắn liền với lịch [...]

Read more...

Thủ tục thành lập Công ty TNHH 2 Thành viên

Thành lập Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên là loại hình công ty do ít nhất 2 cá nhân hoặc tổ chức cùng góp vốn để hoạt động kinh doanh. Khác với công ty TNHH 1 Thành Viên ở chỗ chủ sở hữu là 2 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và được gọi là các “Thành viên góp vốn”, khác với công ty cổ phần là cổ đông sáng lập. Nhưng không đơn giản bằng [...]

Read more...

Thành viên của Công ty (TNHH) trách nhiệm hữu hạn ?

Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty là thành viên của công ty. Đối với cả hai hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc có từ hai thành viên trở lên), thành viên có thể là tổ chức và/hoặc cá nhân. Thành viên (chủ sở hữu công ty) của công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên có thể là hai tổ chức hoặc [...]

Read more...
Gọi : 0974860481